Kĩ năng dành cho D-SLRs
Diffuse the Light (Khuếch tán ánh sáng)

___________________________________________________________________________________________________________________________________
Bạn có thể mua hàng đống những chiếc tán sáng (diffusers) cho mình, những chiếc minisoftbox loại mini dễ dàng bỏ vào túi đồ nghề và mang theo hoặc những chiếc STO-FEN với đủ kích vỡ và hình dạng. Nếu bạn lường trước được phải chụp nhiều thể loại chân dung, việc mang theo một vài phụ kiện hỗ trợ cho đèn Flash trong túi của bạn sẽ là khoản đầu tư có giá trị.

Mặc dù việc chụp ảnh với tác động của đèn Flash luôn mang lại cơ hội sáng tạo cho những nhiếp ảnh gia thời đại kỹ thuật số ngày nay thì bên cạnh đó, nó cũng đã và đang tạo ra những trở ngại và thách thức không nhỏ trong thực tế công việc.

Nếu bạn chưa thuần chủng được chúng, những chiếc đèn Flash có thể mang lại cho tấm ảnh của bạn những hiệu ứng không dễ chịu như sự gắt sáng (harsh), tông màu lạnh và không mấy thân thiện, khó coi; đặc biệt, nếu bạn chụp những bức chân dung trong nhà với một chiếc máy ảnh chỉ có một chấu gắn đèn flash như là chúng tôi đang thực nghiệm trong bài viết này.
Sử dụng Flash trong một không gian nhỏ

Mặc dù vậy, với việc học và lưu ý một vài kĩ thuật đơn giản nhỏ, chuyện sử dụng chiếc đèn của bạn sẽ trở nên dễ dàng trong việc kiểm soát ánh sáng cũng như việc đánh sáng nó lên tường hay trần nhà theo một cách hiệu quả.
Khi sử dụng ánh sáng từ đèn Flash trong một trong gian nhỏ, nó sẽ tạo nên hiện tượng chói sáng mạnh, làm bóng đổ của chủ thể chúng ta muốn chụp. Điều này thể hiện rõ nhất khi mà chúng ta chụp dựng máy theo phương thẳng đứng, với đèn Flash gắn trên thân máy, tạo nên hiệu ứng bóng chủ thể rất tệ như ví dụ 1 dưới đây. Có rất nhiều công cụ hỗ trợ cầm tay để làm nhẹ bớt độ gắt của đèn Flash cũng như làm lệch đường đi của ảnh sáng, tuy vậy, trong phần đầu của bài viết này, chúng tôi giới thiệu với các bạn cách bẻ cong đường đi của ánh sáng trước khi đến chủ thể muốn chụp một cách đơn giản bằng cách đánh chúng lên tường hoặc trần nhà nơi bạn đang thực hiện những tác phẩm của mình.

Hình ví dụ 1

Trên ví dụ 1, hình bên tay trái là bức ảnh được chụp với camera dựng thẳng vuông góc với sàn nhà; đèn Flash gắn trên thân máy vuông tạo ra bóng đổ của chủ thể lên tường sau lưng rất xấu cho một bức chân dung. Hình bên tay phải là tấm ảnh mà đèn Flash đã được hiệu chỉnh góc đánh sáng, hướng ánh sáng lên phía trần nhà. Ánh sáng tạo cho khuôn mặt mẫu sáng tự nhiên hơn, cho người xem cảm nhận được đường đi của ảnh sáng tới mẫu. Kết quả là một nguồn sáng nhẹ sau khi đập lên trần nhà đã phản xạ lên mặt mẫu và không tạo bóng sau lưng tường như ảnh đầu tiên.

Gần như hầu hết đèn Flash rời mua riêng mà bạn có thể tìm được ở các cửa tiệm chính hãng đều có kèm theo miếng tản sáng. Trong trường hợp không có, chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy chúng từ bất cứ nhà cung cấp thiết bị máy ảnh nào, đặc biệt là những sản phẩm sản xuất từ Trung Quốc.
Tản sáng đi kèm với đèn Flash

Để tiết kiệm hơn & sử dụng nhưng thứ ngay trong nhà mình, một bình sữa đã sử dụng không phải là ý tưởng tồi cho bạn. Cắt đôi bình sữa (bình nhựa) sau khi rửa và làm vệ sinh sạch sẽ và lau khô. Dùng băng dính gắn lên đèn Flash của bạn như trong hình vẽ. Hãy chắc chắn rằng bạn gắn đủ chắc và khoảng cách tối thiểu từ đáy bình đến mặt đèn Flash là 1cm. Sẵn sàng với đam mê của bạn chưa nào!
Tản sáng tự chế

Dùng Flash Sáng Tạo Với Ánh Sáng
__________________________________________________________________________________________________________________________________
Tháo chiếc đèn Flash khỏi chỗ quen thuộc của nó trên thân máy và bạn sẽ rất cơ động trong từng phát “phóng hỏa” của mình từ nhiều khoảng cách và góc đánh khác nhau; vươn lên những tầm cao mới trong nghệ thuật “biểu diễn” với ánh sáng nhiếp ảnh của mình. Giống như những kỹ thuật về nhiếp ảnh mà bạn đã từng nghe qua, nó thực sự không có gì quá phức tạp như bạn tưởng, vì thế hãy bền chí và kiên trì tập luyện, bạn chắc chắn sẽ thu được những kết quả rất tốt.
Có rất nhiều cách để “khai hỏa” chiếc đèn Flash của bạn. Một vài mẫu SLR cho phép bạn sử dụng chức năng điều khiển từ xa, ví dụ như thân máy Nikon D300, thay vì dùng dây cáp bấm nối với máy. Nếu model máy của bạn không có chức năng đó thì cũng chẳng hề hấn gì; Ở thực nghiệm dưới đây, chúng tôi dùng dây cáp bấm SC-17 đi kèm trong bộ thân máy, cho phép chúng tôi vừa cầm đèn Flash rất thoải mái trong phạm vi cánh tay cho phép trong khi vẫn cầm được thân máy để chụp mẫu. Bằng cách sử dụng dây cáp bấm, chúng ta vẫn có khả năng kiểm soát hoàn toàn hoạt động của máy ảnh và đèn Flash thông qua chức năng đo sáng của thân máy kết hợp với ống kính (TTL – through the lens)

Hãy lưu ý đến vị trí bạn định sử dụng đèn Flash vì nó sẽ không những quyết định sự sáng tạo cũng như ấn tượng về chủ thể trong toàn thể bố cục bức ảnh của bạn, điều mà trước đây bạn luôn cho rằng chỉ có thể làm được với những trang thiết bị đắt tiền trong phòng chụp. Trong thực nghiệm của bài viết này, mặc dù chức năng tự động của máy rất tốt nhưng chúng tối quyết định mặc định hiệu chỉnh mọi thông số của cả thân máy và đèn Flash ở M mode (điều chỉnh bằng tay) để có thể kiểm soát tốt nhất hiệu ứng và kết quả của tác phẩm.

Đối với bức ảnh dưới đây, chúng tôi muốn làm tối hậu cảnh và tạo cảm giác buồn, do đó chúng tôi lựa chọn tốc độ màn chập cao, tạo cảm giác thiếu sáng một chút ở hậu cảnh. Đèn Flash được mặc định một nửa công suất để đánh sáng vào mẫu. Sự kết hợp của ống kính góc rộng, góc máy thấp, cách đánh sáng theo bề mặt ấn tượng cùng với hậu cảnh tối và buồn đã tạo ra một tác phẩm chân dung có ấn tượng đối với người xem. Chỉ với việc thay đổi góc và khoảng cách, vị trí của đèn Flash để đánh sáng, chúng ta đã có những tác phẩm trông rất chuyên nghiệp khác nhau

Lưu ý là việc cầm máy và đèn Flash đồng thời bằng hai cánh tay lúc đầu sẽ làm bạn hơi ngượng ngùng và không thoải mái cho lắm, do đó, để kiểm soát hoàn toàn kết quả như bạn mong muốn thì bạn phải luyện tập cho thành thạo.

Sáng Tạo Không Ngừng Với Những Chiếc Đèn Flash
___________________________________________________________________________________________________________________________________
Một khi bạn đã thành thạo với những “chiêu thức” cơ bản trong việc sử dụng đèn Flash, hãy nghĩ đến những trò chơi thú vị hơn với chúng để tạo ra chiều sâu cũng nhu phong cách cho những tác phẩm của bạn. Bạn có thể dùng ba, bốn hay bao nhiêu chiếc đèn Flash tùy thuộc vào sở thích của bạn. Trong bài viết này chúng ta tiến hành thực nghiệm với hai chiếc đèn Flash, hãy xem hiệu quả của chúng.

Một chiếc Flash của chúng tôi kết nối với thân máy nhờ dây cáp SC-17. Chiếc đèn này được cầm xa thân máy và có tác dụng đánh sáng theo một phía đối với chủ thể của bức ảnh. Chiếc Flash còn lại được sắp đặt để tạo ánh sáng từ phía sau lưng của mẫu. Như các bạn thấy trong hình minh họa dưới đây, việc có thêm đèn Flash đã giúp tách chủ thể ra khỏi hậu cảnh và tạo cảm giác về chiều sâu cho người xem. Chiếc đèn Flash thứ hai được mặc định cài đặt ở chế độ điều khiển từ xa. Việc cài đặt cần thiết này làm cho chiếc Flash thứ hai có quan hệ “slave” đối với chiếc Flash thứ nhất (chiếc thứ nhất sẽ đánh sáng theo lệnh của máy ảnh khi màn chập của máy hoạt động). Trong trạng thái Slave Mode này (tạm hiểu là trạng thái Nô Lệ, bị phụ thuộc), chiếc đèn Flash thứ hai sẽ bị kích “phóng hỏa” theo lệnh của chiếc đèn thứ nhất, cả hai sẽ “nổ” đồng thời một lúc. Trong thực nghiệm này, tất cả các chức năng của thân máy và đèn Flash đều cài đặt ở chế độ chỉnh tay hoàn toàn. Cách tốt nhất là bạn hãy “test” (kiểm tra độ hiệu quả) của vị trí và công suất đánh sáng của chiếc Flash đầu tiên trước, sau đó sẽ là chiếc còn lại. Điều đó đảm bảo cho kết quả tốt cho tác phẩm mà bạn mong muốn. Trừ khi mà bạn có nhiều “tình nguyện viên” hỗ trợ bạn trong việc điều chỉnh vị trí, góc và độ mạnh yếu của đèn Flash, nếu không, hãy nghĩ đến các công cụ hỗ trợ như chân đèn cũng như chân máy để tạo cảm giác hài lòng và thoải mái nhất khi làm việc nhằm đạt được kết quả bạn mong đợi.

Lưu ý:
Để tăng hiệu quả của tính sáng tạo, bạn có thể dựng dụng những miếng đổi màu gắn kèm vào mặt đèn Flash để biến đổi màu sàu ánh sáng trong tấm ảnh (ví dụ như đánh sáng vào bực tường gạch sau lưng chủ thể); Tuy vậy không nên quá làm dụng chúng nhiều vì có thể sẽ phản tác dụng, tạo cảm giác không tốt cho người xem.
Bộ kích nổ bằng sóng (radio trigger) là thứ không thể thiếu nếu bạn thường xuyên sử dụng nhiều đèn Flash tách rời để tạo nên những tác phẩm của mình. Nó giúp bạn kích nổ toàn bộ số đèn Flash mà bạn sắp đặt động thời, tạo hiệu ứng hiệu quả hơn cho tác phẩm và cũng chính là tạo cho bạn thoải mái hơn trong việc sáng tạo nghệ thuật cùng với đống đèn đóm của mình.
Đôi khi việc kích nổ bằng Radio Trigger cũng hoạt động không chính xác lắm; Nếu bạn dư giả và muốn công việc hoàn hảo, đấy là lúc bạn phải nghĩ đến Pocket Wizard, giá khởi điểm của chúng là 100 Bảng Anh cho bản tiêu chuẩn.